Diễn Đá (Dendrocalamus longivaginus sp.nov)

Tên Việt Nam: Diễn đá

Tên khoa hoc: Dendrocalamus longivaginus sp.nov

Chi: Luồng [Dendrocalamus)

Diễn đá là loài tre mọc cụm, thưa cây, thân lớn, không gai, lá nhỏ hơn lá diễn trứng, trên khí sinh có ngọn bơi cong. Thân cây cao 12-15 m, đường kính đạt trung bình tới 13cm, song có cây đường kính đạt tới 13cm, vách thân dày 2,5-3cm, lóng dài trung bình 25-30cm, nhưng có khi đạt tới 40cm như ở Lương Thịnh (Yên Bái). `

Thân cây thẳng, tròn đều từ gốc lên ngọn, Thân cây non có phủ một lớp phấn gắng, thân cây 1-2 tuổi có màu xanh nhẫn bóng, cây già có nhiều đốm hoa và địa ý. Đốt thân không nổi rõ. Phân cành cao từ nửa trên của thân, có một cành chính và 2 hay nhiều cành nhỏ ở hai bên,

Bẹ mo hình chuông cao, đáy hẹp, đỉnh hẹp, mặt trong nhẫn bóng. Phiến mo hình ngon giáo, nằm ngang hoặc lật ngửa.

Phiến lá dài 30-45cm, rộng 3,5-5,5cm, mặt dưới có lông mịn. Gốc lá nhọn, gân lá 8-9đôi. Lưỡi lá cao 0,2cm. Cuống lá rộng 0,3cm, dài 0,8cm, mặt trên có lông, hơi vặn.

Diễn đá được trồng phổ biến ở vùng Trung tâm Bắc Bộ và một số vùng xung quanh, có nhiều nhất ở các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và Yên Bái.

Hình 1. Diễn Đá - Bụi toàn thân - Phú Thọ

Hình 2. Diễn Đá - Lá - Phú Thọ

HÌnh 3 - Diễn Đá - Măng - Phú Thọ

HÌnh 4 - Diễn Đá - Mo - Phú Thọ

HÌnh 5 - Diễn Đá - Thân - Phú Thọ