
Tên Việt Nam: Tre Gầy
Tên khoa hoc: Dendrocalamopsis sp
Chi: Bạc mày (Dendrocalamopsis)
Tre gầy là loài mọc thành cụm, thân cây có độ to vừa phải. Đường kính thân cây khoảng 7-10 cm. Cây cao khoảng 8-12 mét, vách thân tre dày 1,2-1,5 cm. Lóng tre dài khoảng 38-43 cm. Khi non thân tre phủ lông mịn, màu hung nâu nhạt, có hạt mịn. Khi già thân tre chuyển sang màu xanh thẫm; dưới vòng mo có vòng lông màu hung nhạt mịn khoảng 0,8 cm. Mỗi đốt thân có một cành to, nhìn rất thô, có khi đến 4cm và nhiều cành nhỏ, phân cành ngay từ gốc. Mắt tre to có thể đến 4 cm rộng và cao khoảng 3cm. Mặt ngoài mo thân có lông màu đen. Bẹ mo có đáy dưới rộng đến 23-25 cm, cao 15-17 cm. Đáy trên thường rộng khoảng 4,5 – 5 cm. Phiến mo rộng 2-3 cm, cao khoảng 3-4 cm. Tai mo rộng 0,8 cm, cao 0,2 cm, có lông dày chiều dài khoảng 1,2 cm. Lưỡi mo cao 0,8 cm, có lông dài 1,2 cm thường rụng sớm.
Lá tre gầy có phiến lá dài 28-30 cm, rỗng thường 5,5 đến 6,5 cm. Mặt dưới của lá có lông thưa, đáy nhọn, hơi lệch. Gân lá có 8-10 đôi. Lưỡi lá cáo 0,1 cm, có lông thưa dài 0,3 cm. Tai lá có kích thước 0,1 x 0,1 cm, có lông dài đến 0,3 cm, lông trắng dài 0,1 cm. Mùa ra măng thường vào tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Bên cạnh về giá trị kinh tế, trồng cây măng gầy còn có tác dụng trong việc trồng rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, gắn mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với phát triển và bảo vệ rừng.
Khu vực cây tre gầy phát triển tốt nhất và cho sản phẩm măng ngon nhất chỉ có ở khu vực đất rừng của Khu Gầy xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Măng có vị ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ, là thực phẩm giúp giảm cân, giảm cholesterol trong máu, trị táo bón, hỗ trợ tiêu hóa. Do nhiều chất xơ, có tác dụng chống ngấy và làm cho món ăn được ưa chuộng của người dân Việt Nam.

Hình 1 - Gầy Phú Thọ - Bụi

Hình 2 - Gầy Phú Thọ - Lá

Hình 3 - Gầy Phú Thọ - măng

Hình 4 - Gầy Phú Thọ - Măng

Hình 5 - Gầy Phú Thọ - Thân