Giang hòn chuông (Maclurochloa sp 1)

Tên Việt Nam: Giang Hòn Chuông

Tên khoa hoc: Maclurochloa sp

Chi: Giang (Maclurochloa)

Theo (Nghĩa 2005) chi Giang có đặc điểm thân cao 8-15m, trườn trên mặt đất hoặc bò trườn lên các cây xung quanh. Đường kính thân thường từ 1,5-2,2cm, lóng dài 25-35cm, màu xanh thẫm với vòng trắng bạc dưới đốt thân.

Lá có phiến dài 8-20cm, rộng 1,5-3cm nhẵn hay có lông màu trắng và phiến là hình mũi mác (powo.science.kew.org).

Mo thân màu xanh lục hồng, có lông ngắn màu nâu trắng che phủ, phiến mo hình giáo, màu xanh lục ngang hay ngửa, tai mo thấp, nhẵn đôi khi có lông màu nâu 2 -4 mm (Nghĩa 2005).

Ở Việt Nam nhiều loài thuộc chi Giang đã được định danh theo địa điểm phân bố như: Maclurochloa locbacensis: Giang Lộc Bắc; Maclurochloa sonduongensis: Giang Sơn Dương; Maclurochloa tantraoensis: Giang Tân trào; Maclurochloa tonkinensis: Giang Bắc bộ; Maclurochloa trangdinhensis: Giang Tràng định. Giang Hòn chuông thuộc tỉnh Khánh Hòa được tìm thấy tuy nhiên chưa có đầy đủ dữ liệu để định danh. Ngoài ra, ở nước ta còn nhiều loại Giang chưa được định danh đầy đủ.

Ở nước ta Giang thường mọc thành đám và xuất hiện sau nương rẫy, dưới tán rừng thứ sinh ở độ cao từ 100 – 700 m so với mực nước biển (Nghĩa 2005).

Do thân khá dẻo các loài thuộc chi Giang được người dân dùng để chẻ lạt, đan hàng thủ công mỹ nghệ và đồ dùng hàng ngày. Măng Giang trắng và mềm, ăn ngon và ngọt được nhiều người dân ưa chuộng.

Được tìm thấy ở Hòn Chuông, Khánh Hòa

Hình 1 - Giang Hòn Chuông - bụi

Hình 2 - Giang Hòn Chuông - Bụi 2

Hình 3 - Giang Hòn Chuông - Măng, ngọn

Hình 4 - Giang hòn chuông - Mo

Hình 5 - Giang hòn chuông - Thân