
Tên Việt Nam: Le đuôi chồn/ Le đuôi chồn Tây Nguyên, việt sặt lông
Tên khoa hoc: Vietnammosasa darlakensis
Chi: Le cỏ (Vietnamosasa)
Vietnammosasa darlakensis mọc theo cụm, bụi dày, thân cao 4-6m, đường kính thân 2-3cm, nhiều cành nhánh. Thân không thẳng mà hơi chữ chi. Lóng dài 15cm, cứng, đặc ruột. Thân màu xám trắng, đan xem vào nhau. Mo chết trên thân. Một cành to, nhiều cành nhỏ, phân cành ở ngọn nên giống như đuôi chồn. Khi còn nhỏ mọc đơn lẻ và tạo thành từng đám dày dưới rừng khô, khi lớn tạo thành bụi cây đuôi chồn. Lá rụng hết vào mùa khô và xanh non vào mùa mưa.
Mo thân bám chắc vào thân. Bẹ mo có đáy dưới rộng 10-14cm, đáy trên rộng 6-7cm, cong đều lên ở giữa, cao hơn 2 mép tới 1,5-2cm. Phiến mo cao 8-11cm, bao hết đáy trên.
Lá hình dạng dải thuôn dài, là có long dày ở mặt dưới và mép. Lá có phiến nhỏ, dài 14-17cm, rộng 0,3-0,4cm. Đáy tù, có tai. Gân lá 2-3 đôi. Bẹ lá có lông màu bạc dày.
Hoa của Vietnamosasa darlakensis là loài hoa nhỏ màu vàng, có mùi hương ngọt ngào. Hạt là hạt nhỏ, màu nâu sẫm, hình bầu dục. Cây con nhỏ và mỏng với lá dài và hẹp.
Vietnamosasa darlakensis là một loài cây leo nhiệt đới, thường xanh, sống lâu năm có nguồn gốc từ Việt Nam. Nó được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới, phát triển ở nơi ẩm ướt, ở độ cao lên tới 1.500 m (4.900 ft).
Loài mọc khá nhiều dọc đường đi từ Đà Lạt qua ĐắkLắk, Gia Lai, nhất là huyện Lắc, Đắc Mil, EaHleo, Chưse, trên độ cao khoảng trên dưới 600m so với mực nước biển. Năm 2005 thấy rải rác ra hoa ở vùng Đắk Mil và Ea Hleo.
Vietnamosasa darlakensis được sử dụng làm cây cảnh, chống xói mòn đất và làm tinh dầu thơm dùng trong nước hoa và mỹ phẩm.
Được tìm thấy ở Lâm Đồng (Đức Trọng), Dak Lak (huyện Lăk, Vườn QG Yok Đôn).

Hình 1 - Le đuôi chồn Đăk Lawk - Bụi

Hình 2 - Le đuôi chôn Dak Lak - Măng

Hình 3 - Le Đuôi Chồn Dak Lak - Măng

Hình 4 - Le Đuôi Chồn Đăk Laawk - Thân

Hình 5 - Le Đuôi Chồn Dak Lak - Cành

Hình 6 - Le Đuôi Chồn Dak Lak - Mo