
Tên Việt Nam: Luồng nước
Tên khoa hoc: Dendrocalamus concavus sp.nov.
Chi: Luồng (Dendrocalamus)
Luồng nước là loài tre mọc cụm, cây cao 17-20m, thân thẳng, thon tròn, màu xanh đường kính thân đạt tới 9-11cm, nhỏ hơn so với Luồng Thanh Hoá. Vách thân dày 2,3cm. Lồng dài 40-45cm, dài gần gấp rưỡi lóng của Luồng Thanh Hoá. Mỗi đốt có một cành chính to và nhiều cành nhỏ hơn. Cành mọc ngay từ đốt sát đất. Trên các đốt gần mặt đất có rất nhiều rễ khí sinh dài. Thân non phủ phấn trắng, cành thô to, mọc vươn lên cao.
Be mo hình chuông, mặt ngoài lông màu đen nằm ở nửa phía trên; đáy dưới rộng 39cm, cao 28-30cm, đáy trên chỉ rộng 3-3,5cm và uốn cong xuống 1-1,2cm như thấu kính nên loài được GS. Xia đặt cho là “concavus”. Phiến mo hình múi giáo, ngửa ra phía ngoài, rộng 2,5cm, cao 5,6-7cm, mặt trong có lông nằm ở đáy. Mo sớm rụng. Lưỡi mo cao 0,5cm, có lông cứng dày, dài 0,4cm.
Phiến lá thuôn, hình ngọn giáo, dài 35-38cm, rộng 5-6,5cm, gốc lá hình nêm. Lá to gấp đôi là Luồng Thanh Hoá. Bẹ lá có lông. Lưỡi lá cao 0,1cm. Cuống lá dài 0,7cm, rộng 0,3cm.
Mùa ra măng vào các tháng 5-9.
Có công dụng tương tự như cây Luông Thanh Hoá song do thân giòn hơn nên không được ưa chuộng bằng.
Phân bổ tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc và đã được thu thập về trồng tại vườn sưu tập Tre trúc Cầu Hai (Phú Thọ).

HÌnh 1 - Luồng nước - Bụi toàn thân

HÌnh 2 - Luồng nước - Lá

Hình 3 Luồng nước - Mo

Hình 4 - Luồng nước - Thân

HÌnh 5 - Luồng nước - Măng