Luồng Thanh Hóa (Dendrocalamus barbatus Hsuch et D.Z. LI)

Tên Việt Nam: Luồng

Tên khoa hoc: Dendrocalamus barbatus Hsuch et D.Z. LI

Chi: Luông (Dendrocalamus)

Luồng là loài tre mọc cụm, thưa cây, cây cao 15-20 m, thân thẳng, tròn, màu xanh đường kính thân đạt tới 10-12cm. Lóng dài 27-30cm, vách thân dày 2cm hay hơn. Phía trên và dưới vòng đốt có lớp phấn trắng. Mỗi đốt có một cành chính to, dài và 2-5 cành nhỏ hơn, gốc cành chính phình to (gọi là đùi gà) là nơi có khả năng phát sinh mầm và rễ trong nhân giống hom và chiết cành. Cành mọc từ đốt thứ 5-10 trở lên, đôi khi vài đốt sát gốc có cành nhỏ, cong.

Bẹ mo hình chuông, đáy dưới rộng 30cm, đáy trên rộng 10cm, cao 37cm; lúc non nửa phía trên có màu vàng đỏ, nửa phía dưới màu vàng xanh; mặt ngoài có nhiều lông mau tím nâu-hung đen. Tai mo phát triển và có nhiều lông màu nâu. Thìa lìa xẻ răng sâu thành dạng lông. Phiến mo hình mũi giáo, có lông cả 2 mặt, hơi ngửa ra phía ngoài. Mo sớm rụng.

Lá dạng hình nêm. Phiến lá thuôn, hình ngọn giáo, dài 19-21cm, rộng 2,8-3,2cm, hai mép lá có răng sắc, mặt dưới đáy lá có lông. Gân lá 6-8 đôi. Cuống lá dài 0,5cm, rộng 0,2cm.

Măng thường mọc nhiều vào các tháng 4-5. Măng ở giai đoạn thấp có màu tím nâu, lên cao có mầu tím hồng hay tím đỏ, lên cao hơn nữa có màu tím da cam hay đỏ hồng.

Vùng phân bố chính của Luồng có khí hậu nóng ẩm, một năm có hai mùa là mùa nắng nóng, mưa nhiều và mùa lạnh, ít mưa. Địa hình thích hợp là vùng đổi, có độ dốc vừa phải (dưới 30), độ cao dưới 800 m so với mực nước biển. Luống sinh trưởng tốt tên đất bằng, chân đổi hoặc sườn thoi.

Luống ra hoa từng khóm rồi chết, Tỷ lệ các khóm ra hoa là khoảng 10%. Luồng được trồng chủ yếu bằng gốc (trước đây) và cây chiết (ngày nay). "Kỹ thuật chiết cành rất đơn giản và là bước đột phá trong phát triển cây luồng ở nước ta vì nó giải quyết đúng nhu cầu về giống. Cây luồng hiện được coi là "Cây xoá đói giảm nghèo” cho nông thôn miền núi phía Bắc.

Luồng là loài tre to, thân thẳng nên được sử dụng nhiều trong xây dựng như làm cây chống. xà đỡ trong xây dựng, giao thông vân tải, chèn hầm lò. Luông còn được dùng làm nguyên liệu sản xuât ván ghép thanh, nguyên liệu sản xuất giấy. Măng Luồng ăn ngon, ngoài ăn tươi còn được phơi khô hoặc có thể chế biến để xuất khẩu.

Phân bố tự nhiên ở vùng Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá (nên thường được gọi là Luồng Thanh Hoá) và các vùng khác như Nghệ An (với tên địa phương là Mét) và Sơn La (Mạy sang mú).

 

Hình 1. Luồng Thanh Hóa - Bụi toàn thân

Hình 2 - Luồng Thanh Hóa - Lá

Hình 3 - Luồng Thanh Hóa - Mo

Hình 4 - Luồng Thanh Hóa - Mo 2