Mai dây (Dendrocalamus concaviapiculus )

Tên Việt Nam: Mai dây/ Bương trắng, Bương tú lệ

Tên khoa hoc: Dendrocalamus concaviapiculus 

Chi: Luồng (Dendrocalamus)

Theo mô tả thì loài Mai dây này có dạng thân ngầm mọc tản, tre cao từ 10 đến 14 m, đường kính ống tre là 7 đến 10 cm.

Đặc điểm nổi bật của loài này là phần đỉnh của Thìa lìa Mo lõm hình lòng chảo. Các tác giả đã lấy đặc điểm này để đặt tên cho loài (tính từ concaviapiculus tạo thành do tính từ concavi (concave) cộng với apiculus (apice, apex)).

Mai dây Dendrocalamus concaviapiculus này ra hoa vào khoảng tháng 8, chưa có ghi nhận về quả.

Chúng thường mọc tập trung thành bụi nhỏ dọc theo bờ Tây Bắc của sông Hồng thuộc địa danh nói trên. Ngoài ra chúng còn được trồng ở vườn tư nhân dọc theo các con suối, hoặc các quả đồi, núi nơi có độ cao từ 50 đến 1100 m so với mực nước biển.

Tuy Mai dây Dendrocalamus concaviapiculus có nơi sống khá rộng nhưng các tác giả chỉ tìm thấy rất ít cá thể còn tồn tại. Các cá thể này không được tìm thấy ngoài tự nhiên mà chỉ thấy được trồng ở Yên Bái và Phú Thọ. Ước tính số lượng nhỏ hơn 1000 cá thể. Chính vì vậy mà Trung tâm Khoa Học Lâm Nghiệp Cầu Hai-Phú Thọ có kế hoạch sẽ nhân giống và bảo tồn chúng trong vườn Tre của Trung tâm. Tình trạng bảo tồn theo tiêu chuẩn IUCN được đề nghị là Dễ bị tổn thương (Sẽ nguy cấp) (VU) dựa trên số lượng các cá thể tìm thấy.

 

Người dân địa phương thường lấy măng làm thực phẩm vì măng có vị ngọt. Ngoài ra lá còn được thu hoạch xuất khẩu sang Trung Quốc, tre được sử dụng làm các vật dụng gia đình như làm nhà, đồ đan nát rổ rá, vườn rào và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp làm giấy. Mùa măng từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Được tìm thấy ở Yên Bái, Phú Thọ

Hình 1 - Mai dây - bụi toàn thân

Hình 2 - Mai dây - lá

Hình 3 - Mai dây - măng

Hình 4 - Mai dây - mo

HÌnh 5 Mai dây - Thân