Tầm vông (Thyrsotachys siamesis)

Tên Việt Nam: Tầm vông/ Tre cán giáo, Tre cà lay, Trúc Thái, Trúc Xiêm la.

Tên khoa hoc: Thyrsotachys siamesis

Chi:

Thân đứng thẳng hình ngọn thẳng hay hơi uốn cong; chiều dài lóng 15-30 cm, lúc non phủ lông mềm trắng; vách thân rất dày, gốc gần đặc ruột; vòng thân phẳng; phía dưới đốt có một vòng lông màu trắng cao khoảng 5mm; tập tính chia cành rất cao, cành chính không phát triển lắm; chiều dài của chồi lớn hơn chiều rộng.

Bẹ mo tồn tại, chất mỏng, mềm, dài gần bằng lóng hay hơi dài hơn, mặt lưng mọc dán lông gai ngắn màu trắng, miệng bẹ nổi lên hình chữ sơn; lưỡi mo lùn thấp, đầu có lông mảnh ngắn thưa; phiến mo đứng thẳng, hình tam giác dài, gốc hơi thu hẹp, mép hơi cuộn vào trong.

Cành nhỏ có 4-12 lá; bẹ lá có lông gai màu trắng, mép có lông mảnh; tai lá rất nhỏ hay khuyết; lưỡi lá cao khoảng 1mm, mép trên có lông mảnh; phiến lá hình lưỡi mác hẹp, dài 9-18 cm, rộng 0,7-1,5cm, hai mặt đều không lông hay lúc non mặt dưới có lông mềm, gân cấp hai 3-5 đôi. Cành hoa dạng hoa tự chuỳ tròn, màu trắng xanh, có nhiều nhánh nhỏ, mỗi đốt mọc tụm ít bông nhỏ giả, phía dưới tụm bông nhỏ giả có 1 phiến lá bắc hình thuyền, không lông, đầu cắt bằng; có lóng cành hoa nhỏ nhẵn phẳng, rất nhỏ, có rãnh máng; bông nhỏ gần như màu trắng, dài 1,2-1,7cm, rộng 3-5mm, chứa 3 đoá hoa nhỏ; mày trống 1 chiếc, dài 0,8-1cm, hình trứng, đầu nhọn, gốc có lông mềm dài màu trắng, 8 gân; mày ngoài giống mày trống nhưng khá dài, chỉ đầu hoa nhỏ phía dưới có nhung lông, mày trong của hoa nhỏ phía dưới hẹp, có 2 gờ, trên gờ mọc lông mảnh, đầu xẻ sâu tới phần giữa, mày trong của hoa nhỏ ở đỉnh không gờ, đầu lõm, có 2 mũi nhọn ngắn, không lông, dài hơn mày ngoài; mày cực nhỏ không tồn tại; nhị có thể thò ra ngoài, chỉ nhị rời; bầu lúc đầu hình trứng sau hình dẹt, đầu nhuỵ 1-3, dạng lông vũ, cong.

Tầm vông là loài cây bàn địa có phân bố tự nhiên ở Cambodia, China South-Central, Laos, Myanmar, Thailand, Vietnam. Ngoài ra, loài này còn được nhập khẩu trồng ở nhiều nước như Bangladesh, Malaysia, Sri Lanka, Sulawesi.

Ở Việt Nam, Tầm vông phân bố từ Quảng Trị đổ vào và tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Ở Tây Bắc loài này được trồng ở Sơn la, Điện Biên (Nghĩa 2005).

Tầm vông có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau chịu được khô hạn song không chịu được ngập nước (Nghĩa 2005).

Khí hậu nhiệt đới mưa mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 26°C, lượng mưa hàng năm trên 1.500 mm mưa tập trung từ tháng 4 tháng 11. Độ cao so với mặt nước biển < 400m. Địa hình đồi thấp, nhấp nhô. Đất cát đến cát pha.

Tầm vông là cây đa công dụng cây được dùng để xây nhà, làm đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, cần câu, làm cây cảnh, cây chắn gió, củi, nguyên liệu sản xuất bột giấy. Măng được dùng làm thực phẩm và được coi là một trong số các loại măng tốt nhất (Nghĩa 2005).

Trong giao thông tầm vông được dùng làm rào chống, sào căng buồm.

Được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành ở Bắc bộ (Sơn La, Điện Biên), Trung bộ (Quảng Trị), Tây Nguyên (Dak Lak, Lâm Đồng), Bình Dương (Bù Gia Mập).

Hình 1 - Tầm vông - bụi

Hình 2 - Tầm Vông - bụi 2

Hình 3 - Tầm Vông - lá

Hình 4 - Tầm vông - Măng

Hình 5 - Tầm Vông - Thân, Mo

 

Tin tức liên quan