
Tên Việt Nam: Trúc đen/ Trúc tím
Tên khoa hoc: Phyllostachys nigra (Lodd. ex Lindl) Munro Bambusa nigra Lodd.
Chi: Trúc (Phyllostachys)
Trúc đen là loài mọc tản, có thân cây thẳng, mọc tản, cao tới 6-7 m, đường kính 2-4cm, gióng hơi đẹt, có hai rãnh dọc, cây già màu tím lục hay tím đen, bóng, rất đẹp. Vòng mo là một đường gờ mảnh. Trên đốt thân, mỗi mắt có hai cành, có khí chỉ còn một cành. Lá dài 10-12,5cm, rộng 1,4-1,5cm, có gân ngang rõ, tai có 15-16 lông dài 4-8mm. Gân lá 5 đôi. Lá non hình nêm, lá già dạng dải.
Mo thân màu vàng nâu đốm nhạt, đáy rộng 9-110cm, tai hình sợi.
Mùa măng tháng 2-5. Tái sinh bằng thân ngầm (Rhizome). Cây thường được trồng vào mùa xuân ngay sau Tết.
Sách đỏ Việt Nam (1996) cho biết Trúc đen gặp ở Quản Dzí Ngài (Đồng Văn, Hạ Giang) và còn được trồng một ít ở Đồng Văn.
Đây là loài trúc rất hiếm, chỉ có ở hai địa điểm trên toàn quốc và nơi tìm thấy cũng rất hẹp với số lượng cây còn lại không nhiều. Lá dùng làm thuốc chữa bệnh, măng ăn được, thân có màu tím nên trồng làm cảnh rất đẹp.
Ở nước ta, có thể gặp ở Quản Bạ và Đồng Văn (Hà Giang) và Sa Pa (Lào Cai).

Thân và chồi cành trúc đen

Chồi cây con trúc đen